HỆ THỐNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỔNG THỂ

Hệ thống phần mềm Quản lý Đào tạo tổng thể là giải pháp tổng thể cho mục tiêu tin học hóa quản lý hoạt động đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng, và THCN, giúp các Trường tạo lập một hệ thống thông tin tích hợp, phục vụ hiệu quả nhất mọi nhu cầu nhập liệu, hoạt động tác nghiệp, tra cứu, báo cáo, tổng hợp, thống kê của mọi đối tượng trong nhà trường từ ban giám hiệu nhà trường đến các phòng ban, khoa, bộ môn và đặc biệt là giáo viên và sinh viên:

  • Cho phép quản lý theo 2 mô hình đào tạo theo Niên chế và Tín chỉ.
  • Cho phép quản lý nhiều bậc học Sau Đại học, Đại học, Cao đẳng và THCN.
  • Cho phép quản lý nhiều loại hình đào tạo như Chính quy, Tại chức, Văn bằng 2, Từ xa, Liên thông…

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Hệ thống phần mềm đảm bảo các Quy trình nghiệp vụ của phần mềm phù hợp với các pháp lý bao gồm:

  • Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”;
  • Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT “Quy chế đào tạo Đại học, Cao đẳng hệ chính quy (niên chế);
  • Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT “Ban hành quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp”;
  • Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH “Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mo-đun hoặc tín chỉ; Quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp;
  • Quyết định số 13/2006/QĐ-BGDĐT “Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học”;
  • Quyết định số Số 36/2007/QĐ-BGDĐT “Ban hành quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hình thức vừa học vừa làm”
  • Quyết định số 58/2007/QĐ-BGDĐT “Quy định về hồ sơ học sinh, sinh viên và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên”;
  • Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT “Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục Đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy”;
  • Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT “Học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”;
  • Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT “Quy chế học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy”.

II. GIỚI THIỆU CHUNG

Hệ thống phần mềm Quản lý đào tạo tổng thể được thiết kế với cơ sở dữ liệu tập trung, các module phân hệ sẽ được triển khai đến các đơn vị nghiệp vụ phòng ban. Thông qua hệ thống mạng của trường các đơn vị phòng ban có thể kế thừa dữ liệu như việc xét học bổng có thể kết xuất dữ liệu từ module phân hệ quản lý điểm và module phân hệ quản lý sinh viên,

ĐẢM BẢO TÍNH LIÊN THÔNG GIỮA CÁC ĐƠN VỊ TRONG TOÀN TRƯỜNG.

Cho phép quản lý kết quả học tập từ các bộ môn, các khoa, phòng đào tạo, và phòng quản lý sinh viên. Cho phép lấy dữ liệu từ các bộ phận khác, ví dụ như Phòng đào tạo lấy dữ liệu từ các khoa và ngược lại, cho phép đối chiếu dữ liệu giữa các bộ phận để tìm ra các sai sót khi nhậpliệu.

ĐẢM BẢO TÍNH KẾ THỪA DỮ LIỆU TỪ CÁC PHẦN MỀM CŨ TRÊN NỀN FOXPRO, ACCESS HOẶC DỮ LIỆU TỪ FILE EXCEL.

  • Cam kết chuyển toàn bộ dữ liệu nhà trường đang sử dụng từ phần mềm cũ hoặc dữ liệu từ file Excel sang Hệ thống phần mềm Quản lý Đào tạo tổng thể để quản lý.
  • Ngoài ra, Hệ thống phần mềm Quản lý Đào tạo tổng thể còn cung cấp cho người sử dụng 2 công cụ chuyển đổi dữ liệu từ phần mềm cũ sang Hệ thống phần mềm Quản lý Đào tạo tổng thể, và hỗ trợ các loại cơ sở dữ liệu như Excel, MS Access, FoxPro… Hai công cụ đó là:
    • Chuyển đổi dữ liệu hồ sơ sinh viên
    • Nhập điểm từ File Excel

III. MÔ HÌNH QUẢN LÝ

CÁC PHÂN HỆ NGHIỆP VỤ THEO MÔ HÌNH TÍN CHỈ

 

CÁC PHÂN HỆ NGHIỆP VỤ THEO MÔ HÌNH NIÊN CHẾ

IV. TÍNH NĂNG NỔI BẬT

1. Nền tảng công nghệ

  • Phát triển trên nền tảng công nghệ.Net
  • Hệ quản trị CSDL lớn (SQL Server; Oracle).
  • Hỗ trợ font chữ Unicode.

2. Khả năng tùy biến cao

  • Người sử dụng dễ dàng và nhanh chóng xây dựng được bất kỳ mẫu báo cáo nào. Ngoài ra Hệ thống phần mềm Niên chế và Tín chỉ  còn cho phép người sử dụng tạo ra được các kênh thông tin khác nhau đáp ứng các yêu cầu về tác nghiệp.
  • Hệ thống phần mềm Niên chế và Tín chỉ  với khả năng tìm kiếm, thống kê dữ liệu linh hoạt, mềm dẻo.

3. Trao đổi dữ liệu

  • Trao đổi dữ liệu giữa các phòng ban trong trường.
  • Kết xuất dữ liệu ra môi trường khác như MS Word, MS Excel, XML…
  • Với mô hình chia sẻ thông tin đã được áp dụng ở nhiều trường, giải pháp phần mềm này đã đem lại hiệu quả rất lớn cho những người làm công tác quản lý.

4. Chuẩn hóa

  • Hệ thống phần mềm Niên chế và Tín chỉ  tuân thủ và tương thích với các chuẩn nghiệp vụ và quản lý do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
  • Hệ thống phần mềm Niên chế và Tín chỉ  còn hỗ trợ người quản lý chuẩn hoá hệ thống mã sinh viên, mã môn học, mã cán bộ thống nhất dùng chung trong toàn trường.

5. An ninh và an toàn dữ liệu

  • An toàn và bảo mật là vấn đề rất quan trọng trong quản lý đào tạo. Hệ thống phần mềm Niên chế và Tín chỉ  đã áp dụng nhiều mức bảo mật khác nhau, bao gồm: bức tường lửa, bảo mật máy chủ, bảo mật đường truyền trên mạng nhằm đảm bảo tuyệt đối các thông tin về sinh viên và cán bộ không bị thay đổi từ bên ngoài.
  • Phần mềm Hệ thống phần mềm Niên chế và Tín chỉ  cho phép phân quyền đến từng người sử dụng khác nhau, xác định rõ chức năng được thực hiện và dữ liệu của lớp  được khai thác…

6. Tích hợp

  • Dễ dàng tích hợp dữ liệu từ phần mềm tuyển sinh vào Hệ thống phần mềm Niên chế và Tín chỉ .
  • Nhanh chóng tích hợp các thông tin lên các mạng Internet, Intranet của nhà trường.

7.Hiệu quả

  • Tiết kiệm thời gian quản lý.
  • Giảm chi phí
  • Độ chính xác và an toàn dữ liệu cao.

​V. LỢI ÍCH CỦA GIẢI PHÁP

1. Tin học hóa các quy trình nghiệp vụ của các phòng ban trong toàn trường

1.1  Phòng đào tạo

  • Nhanh chóng lập kế hoạch và xây dựng lịch học chi tiết, điều hành giảng dạy tất cả các lớp trong kỳ. Kết xuất lịch giảng dạy cho khoa, bộ môn, giáo viên, lớp để thực hiện kế hoạch.
  • Quản lý kết quả học tập sinh viên trong toàn bộ khoá học

1.2  Phòng quản lý sinh viên

  • Quản lý toàn bộ hồ sơ giấy tờ, sơ yếu lý lịch sinh viên giúp tra cứu, thống kê dễ dàng.
  • Theo dõi tất cả các hoạt động của sinh viên trong quá trình học tập tại trường như vi phạm kỷ luật, các hoạt động đoàn thể, nghiên cứu khoa học…

1.3  Phòng Tài chính kế toán

  • Quản lý thu học phí, lệ phí thi cử và các khoản thu khác.
  • Phần mềm ch phép thanh toán học phí của sinh viên qua hệ thống ngân hàng
  • Xét học bổng dựa vào kết quả học tập của phòng đào tạo, kết quả rèn luyện của sinh viên từ phòng quản lý sinh viên.
  • Thanh toán khối luợng giờ dạy giáo viên vượt giờ so với định mưc chuẩn

1.4  Các khoa, bộ môn

  • Quản lý sinh viên của khoa, tổ chức các kỳ thi lần 1, lần 2…
  • Quản lý kết quả rèn luyện của sinh viên
  • Phân công giảng dạy của khoa từ phòng đào tạo gửi xuống.

2. Chia sẻ thông tin dùng chung toàn trường

  • Danh sách, hồ sơ sinh viên
  • Kết quả học tập của sinh viên
  • Thông tin hồ sơ cán bộ

3. Đối tượng khai thác thông tin

  • Ban giám hiệu và lãnh đạo các phòng ban, khoa, bộ môn
  • Cán bộ chuyên viên quản lý các phòng ban, khoa, bộ môn
  • Giáo viên
  • Sinh viên, phụ huynh